language

Đặc điểm Văn hóa - Xã hội của Vịnh Hạ Long

05 Tháng 8 2015
0
Chia sẻ
Đặc điểm Văn hóa - Xã hội của Vịnh Hạ Long, ảnh từ Bhaya Cruises

Nền văn hoá đa dạng và phong phú tại mỗi vùng miền Việt Nam luôn tạo ra một ấn tượng sâu đậm đối với du khách tới thăm. Không điểm đến nào trên đất nước này là giống nhau, sẽ luôn có một số sự khác biệt để bạn khám phá, một số điểm độc đáo gây bất ngờ mạnh ngay với cả những du khách am hiểu nhất. Hạ Long cũng không phải là một ngoại lệ. Với một lãnh thổ rộng bảo gồm cả vùng ven biển, thành phố trên đất liền và vùng hải đảo, cư dân và văn hóa của Hạ Long mang đậm tính chất đời sống duyên hải phía Bắc, khác biệt đáng kể với các vùng miền còn lại của Việt Nam.

Cư dân

Vịnh Hạ Long được chia thành hai phần: thành phố tập trung dân cư với những hoạt động công nghiệp và cuộc sống đô thị hối hả, vùng biển với các hoạt động du lịch sôi nổi và cuộc sống lênh đênh trên biển. Thật dễ dàng để phân biệt giữa những cư dân thành phố và những con người sống gần gũi với đại dương. Ngư dân làng chài nổi trên biển và cư dân đảo thường có những đường nét khắc khổ hơn, nhưng lại sở hữu nụ cười hào phóng và một thái độ cởi mở, điều này chắc hẳn đến từ việc họ đã dành cả cuộc đời sống và gắn bó với thiên nhiên.

Đi trên du thuyền quanh Vịnh Hạ Long, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người ngư dân chèo thuyền chất đầy các nhu yếu phẩm như nước uống, đồ ăn vặt, hoa quả để bán cho khách du lịch hay những người phụ nữ thấp bé, trèo trên những mỏm đá để bắt sò và ốc đem bán. Một phần cư dân biển sống và kiếm ăn trên ngay chính những làng chài nổi, một số người khác thì lại kiếm sống nhờ việc buôn bán hải sản tươi sống vừa mới đánh bắt được từ biển. Sau một ngày lao động vất vả, họ ngồi lại với nhau, cùng ăn cơm, cùng uống rượu, hát hò và cười đùa trong khi ánh hoàng hôn dần khuất sau những rặng núi đá vôi kỳ vỹ. Đối với họ, cuộc sống có thể vất vả, nhưng lại tràn ngập niềm vui.

Sau một ngày lao động vất vả, họ ngồi lại với nhau, cùng ăn cơm, cùng uống rượu, hát hò và cười đùa trong khi ánh hoàng hôn dần khuất sau những rặng núi đá vôi kỳ vỹ. Đối với họ, cuộc sống có thể vất vả, nhưng lại tràn ngập niềm vui

Văn hoá & Tín ngưỡng

Phật giáo là tôn giáo chính của người dân ở Hạ Long và Quảng Ninh, bằng chứng là rất nhiều ngôi chùa được xây dựng trong thành phố. Một số trung tâm Phật giáo lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam, rất nổi tiếng trong đời sống tín ngưỡng của người Việt, như chùa Yên Tử và chùa Cái Bầu đều toạ lạc tại vùng này. Trong dịp lễ hội mùa xuân (tức trong khoảng dịp Tết), hàng ngàn lượt khách hành hương từ khắp nơi đổ về đây để cầu nguyện cho một năm sức khỏe an khang và thịnh vượng.

Do là một vùng duyên hải nơi nhiều người dân kiếm sống trên biển, nơi đây còn có nhiều đền thờ các vị thần biển. Đền là nơi mà các ngư dân đến cầu nguyện, ước mong cho một chuyến đi an toàn và bội thu trước khi giương buồm ra khơi. Một số ngôi đền lớn nhất phải kể đến là Đền Quan Lạn (trên Đảo Quan Lạn), Đền Cửa Ông (tại Thành Phố Hạ Long) hay đền Bà Men ...

Tại làng chài nổi Cửa Vạn, hình thức hát truyền thống Hát Giao Duyên (một loại ca hát dân gian địa phương) có thể được coi là một trong những nét độc đáo trong văn hóa Hạ Long. Theo nguyên gốc, có ba loại hình hát trong Hát Giao Duyên - đó là Hát Đúm, Hò Biển và Hát Đám Cưới. Ngày này, chỉ còn Hát Đám cưới vẫn tồn tại và và được ưa thích biểu diễn trong các đám cưới địa phương. Thú vị hơn nữa, tại làng chài Cửa Vạn, đám cưới luôn được tổ chức vào đúng ngày 15 âm lịch. Theo người dân địa phương, đây là khi trăng tròn tỏa sáng rực rỡ nhất và ánh sáng vàng đó sẽ giữ cho lũ cá nằm yên, sâu dưới đáy biển.

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi hoặc yêu cầu nào liên quan tới chủ đề này, vui lòng nhấn
Gửi Nhận xét / Đánh giá
Email của bạn sẽ không bị công khai. Những trường bắt buộc có dấu *
Duyệt

Files must be less than 128 MB.
Allowed file types: png gif jpg jpeg.

Quốc gia

e.g. a place of business, venue, meeting point