language

Hiện tượng caxtơ trên Vịnh Hạ Long

04 Tháng 8 2015
0
Chia sẻ
Hiện tượng caxtơ trên Vịnh Hạ Long, ảnh từ Bhaya Cruises

Có thể đối với bạn, Vịnh Hạ Long chỉ là một vùng vịnh rộng với nước và núi đá vôi, đẹp tuyệt vời nhưng tất cả chỉ có vậy. Nhưng trên thực tế, vịnh đã từng trải qua quá trình caxtơ địa chất phức tạp từ thời kỳ cổ đại để tạo nên Vịnh Hạ Long như ngày nay. Biết được quá trình hình thành này chắc chắn sẽ khiến bạn trân trọng hơn giá trị địa chất và địa mạo vô cùng quan trọng của vịnh.

1. Caxtơ là gì?

Khí CO2 có trong khí quyển tan vào nước, sau đó gặp ion hidro dương (H+) để hình thành axit carbonic. Axit này tiếp xúc với đá vôi và hoà tan một số chất có trong đá, tạo ra hiện tượng ăn mòn. Sản phẩm tự nhiên của quá trình caxtơ là những hang động với nhũ đá, măng đá và sông ngầm.

2. Vịnh Hạ Long – một quá trình caxtơ hoàn hảo trải qua hơn 500 triệu năm tiến hoá

Từ 570 tới 500 triệu năm về trước, Vịnh Hạ Long còn là một vùng đất và núi đá vôi rộng lớn. Trong một giai đoạn dài như vậy, Vịnh Hạ Long đã trải qua nhiều tình trạng địa chất cổ đại khác nhau trước khi trở thành một vùng vịnh như ngày nay. Hãy cùng xem bảng chi tiết dưới đây để biết được Vịnh Hạ Long đã đi qua những giai đoạn kỳ diệu nào.

Thời gian    Giai đoạn địa chấtSự kiện
570Tr - 500Tr năm trước CNbắt đầu kỷ CambriVùng mà ngày nay là Vịnh Hạ Long về cơ bản là đất liền, chịu quá trình xói mòn do nước mưa.
 kết thúc kỷ CambriVùng bị ngập nước, bắt đầu sự hình thành Vịnh Hạ Long.
500Tr - 400Tr năm trước CNkỷ Ordovic và kỷ Silur Vùng đông bắc Việt Nam hầu hết là biển sâu, do chịu tác động từ hoạt động liên tục của các mảng kiến tạo.
 kết thúc kỷ SilurVùng trải qua một giai đoạn chuyển động nghịch, hình thành nên núi sâu dưới nước.
420Tr - 340Tr năm trước CNkết thúc kỷ Silur và suốt kỷ DevonVùng chịu những lực xói mòn mạnh do khí hậu nóng và khô. Tại thời điểm này, Hạ Long là một một phần của vùng đất liền rộng lớn bao trọn gần như toàn Biển Đông và thềm lục địa Trung Quốc.
 kết thúc kỷ DevonDo hoạt động kiến tạo, khu vực Hạ Long và khu vực Đông Bắc Bộ đã được nâng lên từ sâu thẳm.
340Tr - 240Tr năm trước CN nửa sau kỷ Cacbon và kỷ Pecmi Sự hình thành của các lớp đá vôi dày hơn 1.000 m. Một biển nông và ấm áp được tái hình thành và tồn tại trong khoảng 100 triệu năm. Nó tạo ra hai loại đá vôi: lớp Cát Bà của giai đoạn đầu kỷ Carbon (dày 450 m); và lớp Quang Hạnh của giai đoạn giữa kỷ Carbon và đầu kỷ Permi (dày 750 m). Hai lớp chiếm đa số trong những hòn đảo của Vịnh.
67Tr năm trước CNkết thúc kỷ CretaVịnh Hạ Long  tồn tại trong môi trường của một đại lục núi cao do ảnh hưởng của giai đoạn hình thành núi mạnh.
 giữa kỷ PaleogenNhững chuyển động này vẫn diễn ra liên tục và ổn định, trong khi quá trình xói mòn mạnh mẽ bắt đầu, và sau hàng triệu năm, một hình thức địa hình bán cao nguyên đã hình thành. Hiện tượng xói mòn liên tục này đã dần dần cắt cao nguyên thành các khối có độ cao tương tự như núi ngày nay.
26Tr - 10Tr năm trước CNkỷ NeogenQuá trình Hạ Long hạ thấp xuống
2Tr - 9.000 năm trước CNthế Pleistocen của kỷ Đệ TứQuá trình xói mòn bắt đầu hoà tan những vùng giàu đá vôi của Hạ Long, sau đó, hình thành mạnh mẽ các đồng bằng đá vôi.
68.000-9.000 năm trước CNgiữa và cuối thế PleistocenThời kỳ các hang động của vùng được hình thành.
 đầu thế HolocenCác hòn đảo mà ngày nay thấy ở Vịnh hạ Long về cơ bản là tàn dư của các ngọn núi bị ngập trong nước. Nước mưa chảy vào đường nứt trong đá vôi đã được hình thành từ hoạt động kiến tạo. Xói mòn ổn định này không ngừng mở rộng các vết nứt, từ đó tạo ra những kiến tạo đá ngày nay thường thấy.
9.000 - 5.000 năm trước CNthế HolocenThời kỳ này đáng chú ý nhất là sự tiến vào của biển
5.000 - 2.000 năm trước CN Biến động của biển đạt đỉnh và hình thành Vịnh Hạ Long như ngày nay.
2.000 - 1.000 năm trước CN Quá trình rút nước của biển diễn ra đều, nền văn hoá Hạ Long bắt đầu phát triển.
 bắt đầu giai đoạn cuối của thế HolocenMực nước một lần nữa lại dâng lên, hình thành tầng lầy kênh rạch, suối và tạo ra những vết nước mà ngày nay có thể nhìn thấy được trên các vách đá.

Nguồn bảng: Wikipedia

Ngày nay, quá trình caxtơ vẫn tiếp tục diễn ra, phần chân bị ăn mòn của những tiểu đảo trên vịnh chính là bằng chứng cho điều đó.

Từ 570 tới 500 triệu năm về trước, Vịnh Hạ Long còn là một vùng đất và núi đá vôi rộng lớn. Trong một giai đoạn dài như vậy, Vịnh Hạ Long đã trải qua nhiều tình trạng địa chất cổ đại khác nhau trước khi trở thành một vùng vịnh như ngày nay.

3. Hệ thống đảo đá và hang động đa dạng

Nếu bạn chú ý một chút tới các đảo đá, bạn có thể nhận ra rằng chúng được chia làm 2 loại khác nhau: một loại tồn tại theo nhóm đảo đá và có hình nón, chúng được gọi là Caxtơ Phong Tùng; loại còn lại là các đảo đá đứng độc lập và có hình tháp, chúng được gọi là Caxtơ Phong Linh.

Về phần hang động, chúng được chia làm 3 nhóm cơ bản. Nhóm đầu tiên là các hang động cổ đại ngầm dưới đất, được hình thành từ nước mưa chảy qua các vết nứt trên đất. Hang Sửng Sốt, Động Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ thuộc nhóm này.

Nhóm thứ hai hình thành do đất bị ăn mòn theo chiều ngang để hình thành hang động, vì thế bạn có thể thấy rằng cửa vào các hang động này gần như nằm ngang như một cái miệng. Các hang động điển hình cho nhóm này là: Hang Trinh Nữ, Hang Bồ Nâu, Hang Trống...

Nhóm thứ ba được gọi là hang động hàm ếch, được hình thành từ sự ăn mòn hoá học của nước biển cùng với tác động bào mòn của thuỷ triều và sóng, tạo nên một đường hầm xuyên đá mà bạn có thể thấy tại Hồ Ba Hầm hay Hang Luồn...

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi hoặc yêu cầu nào liên quan tới chủ đề này, vui lòng nhấn
Gửi Nhận xét / Đánh giá
Email của bạn sẽ không bị công khai. Những trường bắt buộc có dấu *
Duyệt

Files must be less than 128 MB.
Allowed file types: png gif jpg jpeg.

Quốc gia

e.g. a place of business, venue, meeting point